Bề mặt kim loại sạch bóng là yếu tố quan trọng giúp tăng tính thẩm mỹ và độ bền hàng hóa. Do đó, việc xử lý bề mặt kim loại sau gia công là rất cần thiết.
Vậy tại sao cần xử lý bề mặt kim loại? Có những cách nào để xử lý bề mặt kim loại hiệu quả cao? Hãy cùng Takashi VN tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Xử lý bề mặt kim loại là gì? Lợi ích của việc xử lý bề mặt kim loại sau gia công.
Xử lý bề mặt kim loại là quá trình làm sạch bề mặt kim loại của vật liệu. Bằng nhiều phương pháp xử lý khác nhau tùy thuộc vào tình trạng và yêu cầu của bề mặt đó.
Giúp cho bề mặt kim loại bóng sáng, chống rỉ sét, tăng độ bám dính. Bên cạnh đó còn làm sạch các chất bẩn, dầu mỡ để các lớp mạ bám chặt vào kim loại nền. Lợi ích quan trọng là tăng độ bền, kéo dài tuổi thọ cũng như độ thẩm mỹ cho sản phẩm.
3 hình thức xử lý bề mặt kim loại hiệu quả cao
Xử lý bề mặt kim loại bằng thủ công.
Là phương pháp xử lý sẽ sử dụng giấy nhám, bàn chải, dao cạo để mài và làm sạch bề mặt kim loại.
Phương pháp này thì dễ thực hiện, các dụng cụ để xử lý dễ tìm thấy trên thị trường. Vì vậy, sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí gia công.
Tuy nhiên, đối với phương pháp này lại gây ô nhiễm môi trường, còn gây hại đến sức khỏe của người thực hiện. Tuy không đòi hỏi người lao động có tay nghề cao nhưng phụ thuộc vào sự nhuần nhuyễn của lao đông. Đặc biệt là bề mặt kim loại sẽ không được sạch bóng mịn như mong muốn.
Xử lý bằng máy mài cơ khí.
Đối vơi phương pháp xử lý này sẽ sử dụng bột mài và máy mài để thực hiện quá trình làm sạch.
Ưu điểm là thời gian làm sạch nhanh chóng. So với việc làm bằng thủ công thì bề mặt có độ bóng mịn cao hơn.
Nhược điểm là chi phí đầu tư vào máy móc thiết bị lớn. Và đòi hỏi người lao động phải am hiểu kỹ thuật vận hành thiết bị mài.
Xử lý bằng hóa chất.
Thường sử dụng các dung môi hữu cơ hoặc dung dịch kiềm để xử lý. Một số loại hóa chất như phốt phát kẽm, tẩy dầu kiềm / axit dạng nước, tẩy dầu nhôm, H2S04.
Điểm mạnh của hình thức này là hóa chất giúp bóc gỡ nhanh lớp rỉ sét, chất bẩn lâu ngày. Ngăn chặn sự ăn mòn trên bề mặt vật liệu. Ngoài ra, hóa chất giúp quá trình làm sạch được thực hiện nhanh chóng.
Tuy nhiên, vì sử dụng hóa chất nên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động. Và gây ô nhiễm môi trường làm việc rất nhiều.
Những tiêu chuẩn đánh giá độ sạch của quốc tế.
Trên thế giới có một số tiêu chuẩn dùng để làm thước đo đánh giá độ sạch của bề mặt kim loại. Dựa trên các chỉ số trước khi xử lý bề mặt và sau khi đã xử lý bề mặt. Chẳng hạn như:
- Tiêu chuẩn ISO 8501-1:1988
- Tiêu chuẩn SSPC, tiêu chuẩn NACE
- Phương pháp cơ học (St)
- Phương pháp nhiệt (FI)
Trên đây, chúng tôi đã cơ bản giới thiệu đến mọi người về lợi ích của xử lý bề mặt kim loại. Cũng như các hình thức xử lý bề mặt kim loại sao cho có hiệu quả. Hy vọng các bạn sẽ bổ sung thông tin bổ ích và lựa chọn được một phương pháp tôi ưu cho quá trình gia công.
Tại Takashi VN chúng tôi có cung cấp các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến xử lý bề mặt kim loại:
- Các dụng cụ đánh bóng: giấy nhám, nỉ nhám, nỉ bồ câu…
- Dụng cụ mài mòn: mài kính, dũa, đá cây…
- Hóa chất công nghiệp.
- Đồ bảo hộ lao động.
- Dịch vụ xử lý bề mặt theo yêu cầu tại Biên Hòa-Đồng Nai.
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn và hỗ trợ giá tốt nhất:
CÔNG TY TNHH TAKASHI VN.
MST: 3603860177.
🏠Đường D8, KDC Long Châu, Tam Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai.
☎️Ms Mai Anh 0852889540.
☎️Ms Diệu 0812387540.
☎️Ms Năm 0974498540.
Bài viết liên quan
[BẠN CÓ BIẾT] ĐỌC HIỂU KÝ HIỆU BULONG ĐÚNG CHUẨN NHẤT.
Khám phá 4 thiết bị phòng sạch phổ biến nhất hiện nay.
Top 5 dao phay ngón phổ biến.
Sự phát triển ngành cơ khí chính xác tại Đồng Nai.
REN CẤY VÀ CÁCH SỬ DỤNG REN CẤY.
NGÀNH CƠ KHÍ TUYỂN KINH DOANH-3603860177